Lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ

Lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ

– Thời đại tiền sử > Thời kỳ đồ đá cũ > Thời kỳ đồ đá mới > Thời kỳ đồ đồng >Thời kỳ đồ sắt

* Sự hình thành:

– Nước Văn Lang và Nước Âu Lạc
Những di chỉ khai quật được đã chứng tỏ sự tồn tại của người Việt cổ trong khu vực giữa biên giới Việt-Trung và Bờ Bắc Sông Gianh. Lúc bấy giờ các Vua Hùng Vương đã thay nhau trị vì nước Vãn Lang. Mãi đến thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, An Dương Vương lập nên nước âu Lạc và vết tích Thành Cổ Loa vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

– Vương Quốc Champa
Trong thời kỳ nầy, nền vãn hoá Tiền Sa Huỳnh được phát triển ở Nam Trung Bộ (giữa Tỉnh Thừa Thiên-Huế và đồng bằng Sông đồng Nai. Con người đã chế tác và sử dụng các dụng cụ bằng sắt. Nền vãn hoá Sa Huỳnh được thành lập bởi những người Champa cổ.

– Giai đoạn Bắc thuộc: Từ năm 207 trước công nguyên đến Thế kỷ thứ 10 sau công nguyên:
Vào nãm 207 trước công nguyên, nước Âu Lạc bị xâm chiếm bởi Triệu đà. Vua nước Nam Việt.
Sau đó vào nãm 111 trước công nguyên, Nước Âu Lạc bị nhà Hán đô hộ. Âu Lạc bị phân chia thành hai Quận: Giao Chỉ và Cửu Chân. Việt Nam tiếp tục bị Trung Hoa đô hộ trong suốt 11 thế kỷ. Trong giai đoạn nầy nhiều anh hùng dân tộc đã dấy binh khởi nghĩa đấu tranh giành độc lập như : Hai Bà Trưng (Năm 40 – 43), Bà Triệu (Năm 248), Lý Bôn, Mai Thúc Loan (Năm 722), Phùng Hưng ( Năm 766 – 791) và Ngô Quyền với trận đại thắng vang dội quân Nam Hán trên Sông Bạch đằng Năm 938 , đã chấm dứt 1000 nãm đô hộ và giành lại chủ quyền cho Việt Nam.

Du lịch Cao Bằng 2 ngày – Tour HAY, giá TỐT

Các Triều đại:
Trang sử mới của lịch sử Việt Nam được mở ra vào đầu thế kỷ thứ 10 khi mà các triều đại Ngô, đinh, Tiền Lê đã vững chắc, đoàn kết và có đủ sức mạnh để bảo vệ nền độc lập tự chủ của đất nước

Triều đại Ngô: ( 939 – 965 )

Triều Đinh: ( 968 – 980) Đinh Bộ lĩnh – Lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng – đóng đô tại Hoa Lư

Tiền Lê: (980 – 1009)

Thời Lý: (1009 – 1225 ) Lý Công Uẩn – Vua đầu tiên của Thời Lý- Rời đô về Thăng Long

Đời Trần: (1226 – 1400 )

Từ thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ thứ 14, Dưới các triều vua Lý và Trần Việt Nam đã trở thành 01 Quốc Gia hùng cường. Nông nghiệp phát triển, hệ thống đê điều được xây dựng, các vùng đất hoang được khai phá, sản xuất các công cụ bằng đồng, sắt, ngành gốm sứ cũng được phát triển. Thương thuyền từ các nước khác đã đến Việt Nam để giao dịch và buôn bán.
Phật Giáo được cổ xuý và đã ảnh hưởng sâu sắc đến nền vãn học và mỹ thuật. Khổng Giáo cũng bắt đầu phát triển trong giai đoạn nầy. Vãn Miếu được xây dựng để thờ đức Khổng Tử, và các khoa thi cử Khổng Giáo cũng đựợc tổ chức để tuyển người ra làm quan. Chữ Nôm được ra biên soạn và áp dụng rộng rãi trong dân gian. Nền độc lập được duy trì bởi chiến thắng vẽ vang của Vị Anh Hùng Dân Tộc Lý Thường Kiệt với quân Tống và đức Trần Hưng đạo với quân Nguyên Mông.

Nhà Hồ (1400 – 1407)
Dưới triều nhà Hồ Những cuộc cải cách được thực hiện để vượt qua các khủng khoảng kinh tế gây ra vào cuối đời Trần. Hồ Quý Ly đã áp đặt nhiều luật lệ, cắt giảm cung phi mỹ nữ, lính hầu và cho phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng. Nhà Hồ trị vì không bao lâu thì Việt Nam lại rơi vào tay Nhà Minh.

Thời Hâu trần: ( 1407 – 1414)

Triều Lê (1428-1788) Lê Lợi – Nguyễn trãi
để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, người anh hùng dân tộc Lê Lợi đã lãnh đạo thành công một cuộc khởi nghĩa với sự ủng hộ và tham gia của nhân dân và các vị tướng quân tài giỏi. Tác phẩm Bình Ngô đại Cáo (Nguyễn Trãi) đã được xem như bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc.
Vào thế kỷ thứ 15, nông nghiệp, công nghiệp và thương mại được phát triển nhờ sự ổn định của xã hội. đạo Khổng trở thành hệ tư tưởng thống trị, và việc tìm kiếm nhân tài thông qua các cuộc ứng thí đã trở nên quen thuộc. Luật Hồng đức được ban hành, mô tả rõ ràng tình hình chính trị, xã hội và kinh tế của Việt Nam thời bấy giờ.

Tuy nhiên, triều Lê bắt đầu suy thoái và xã hội rơi vào tình trạng hỗn loạn vào thế kỷ 16. Vào nãm 1527, Mạc đãng Dung lật đổ vua Lê và thiết lập nên triều Mạc. Nhưng, triều đại này kéo dài cũng không được bao lâu thì kết thúc. Triều Hậu Lê được tái lập. Trong thời kỳ này, phe cánh của chúa Trịnh và Nguyễn mở rộng lãnh thổ Việt Nam về phương Bắc và phương Nam. Cuộc chiến giữa hai nhà Trịnh Nguyễn kéo dài nhiều nãm.
Vào cuối thế kỷ 16, Việt Nam bắt đầu thông thương với các nước phương Tây (Bồ đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp, …). Và kết quả là các đô thị, bao gồm thành Thãng Long, phố Hiến, Hội An, Thanh Hà, Nước Mặn được phát triển cả ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam. đạo Công Giáo đã được truyền vào Việt Nam vào khoảng thời gian này.

Triều đại Tây Sơn (1789 – 1802) – Quang Trung – Nguyễn Huệ
Anh em nhà Nguyễn (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ) lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn lật đổ Chúa Nguyễn vào nãm 1771, đánh bại Quân đội Xiêm La vào nãm 1785 (ở Rạch Gầm – Xoài Mút), Chúa Trịnh, và nhà Thanh (Trung Quốc) vào nãm 1789.
Quang Trung – Nguyễn Huệ, người lập ra triều đại Tây Sơn, thực thi các chính sách tiến bộ đối với vấn đề đất đai và giáo dục, tuy nhiên, ông đã qua đời nãm 1792. Nguyễn Ánh được quân Pháp ủng hộ, trở về khu vực đồng bằng sông Cửu Long đánh quân Tây Sơn. Quân Tây Sơn bại trận vào nãm 1802, và Nguyễn Ánh chiếm đóng Phú Xuân.

Triều Nguyễn (1802-1945)
Nguyễn Ánh lên ngôi nãm 1802 và lập ra triều Nguyễn . Nhà Nguyễn đã thống nhất đất nước và thiết lập một xã hội phồn thịnh, nông nghiệp phát triển, giao thương với người nước ngoài.
Dưới triều đại Nguyễn, sách lịch sử và địa lý được ấn bản đã có một ảnh hưởng lớn đến nền vãn hóa dân tộc. đạo Khổng trở thành nền tảng của hệ tư tưởng dưới triều Nguyễn. Sau đó Triều Nguyễn áp dụng chính sách bế quan tỏa cảng và xua đuổi các nhà ngoại giao muốn đến thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, đã tạo ra lý do để người Pháp lấy cớ xâm lãng Việt Nam

Du lịch Mù Cang Chải

Du lịch Mù Cang Chải 2 ngày – Tour HAY giá RẺ

Thời kỳ Pháp thuộc
1858 Quân Pháp chiếm đà Nẵng, đánh dấu sự đô hộ của Pháp ở đông Dương. Phong trào Cần Vương do vua Hàm Nghi lãnh đạo
1860 – 1887 Cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình định
1884-1889 Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Thiện Thuật ở Bãi Sậy
1885-1895 Cuộc khởi nghĩa của Phan đình Phùng ở Nghệ Tĩnh
1886-1887 Cuộc khởi nghĩa của đinh Công Tráng ở Thanh Hóa
1887-1913 Cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế
1904-1908 Phong trào đông Du của Phan Bội Châu và phong trào đông Kinh của Phan Châu Trinh.
Tháng 12/1927 Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Thái Học ở Yên Bái
Ngày 03/02/1930 Thành lập đảng Cộng Sản đông Dương (đảng Cộng Sản Việt Nam ngày nay)
Tháng 05/1930 – tháng 04/1931 Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh
Tháng 09/1940 Quân Nhật đến đông Dương
Tháng 09/1940 Khởi nghĩa Bắc Sơn
Ngày 23/11/1940 Khởi nghĩa Nam Kỳ
Ngày 19/05/1941 Thành lập mặt trận Việt Minh
Ngày 09/05/1945 Nhật hất cẳng Pháp khỏi đông Dương
Ngày 19/08/1945 Quyết định Tổng khởi nghĩa của mặt trận Việt Minh ở Tân Trào
Ngày 02/09/1945 Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tuyên bố độc lập.
Sau Cách mạng tháng 8 dân tộc Việt Nam tiếp tục chịu đựng sự xâm lãng của quân ngoại bang.
Ngày 19/12/1946 Phong trào chống quân Pháp được phục hồi
Tháng 10/1947 Chiến dịch Thu đông ở Việt Bắc
Mùa Thu-đông nãm 1950 Quân Pháp thất bại ở biên giới Việt – Trung
Tháng 10/1952 Quân Pháp thất bại trong chiến dịch Tây Bắc
13/03/1954-7/5/1954 Quân Pháp bại trận ở điện Biên Phủ
Ngày 21/07/1954 Hiệp định Geneva được ký kết nêu rõ: thừa nhận các quyền dân tộc của người Việt Nam, Lào và Cambodia, không can thiệp vào nội bộ của các nước này, thực hiện lệnh ngừng bắn ở cả hai bên, tập trung quân tại vĩ tuyến 17 (ranh giới tạm thời giữa hai miền Nam – Bắc Việt Nam), tổng tuyển cử vào nãm 1956.

Tour du lịch Hà Giang tiết kiệm Thời gian, Tiền bạc, Sức khỏe

Kháng chiến chống Mỹ
Sau khi thực dân Pháp rút khỏi miền Bắc, Việt Nam bị tạm thời chia cắt làm hai miền tại vĩ tuyến 17. Miền Bắc (Việt Nam dân chủ cộng hòa) bắt đầu xây dựng lại.
Trong khi đó, miền Nam Việt Nam phải chống lại quân Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Người dân Việt Nam trải qua một cuộc chiến ác liệt gần 20 nãm để dành lại độc lập dân tộc. Sau khi hiệp định Paris được ký kết vào nãm 1973, quân đội Mỹ đã rút khỏi Việt Nam.
Chiến dịch Hồ Chí Minh đã giành chiến thắng, lật đổ chính quyền Sài Gòn vào tháng 04/1975, thống nhất đất nước. Hà Nội trở thành thủ đô của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
1956 Mỹ ủng hộ chính quyền của Ngô đình Diệm
1956-1960 Phong trào đồng Khởi
1961-1965 Mỹ thất bại trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam.
1965-1968 Mỹ thất bại trong chiến lược “chiến tranh địa phương” ở miền Nam Việt Nam.
5/8/1964-1/10/1968 Mỹ thất bại trong cuộc chiến leo thang lần thứ nhất ở miền Bắc
30/1/1968-23/09/1968 Cuộc tổng tấn công nãm Mậu Thân của nhân dân và lực lượng cách mạng miền Nam.
Ngày 06/061969 Thành lập chính quyền cách mạng lâm thời.
1968-1972 Mỹ thất bại trong cố gắng “Việt Nam hóa”chiến tranh
06/04/1972-10/1972 Mỹ thất bại trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai ở miền Bắc.
18-29/12/1972
Mỹ tấn công Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh khác ở miền Bắc Việt Nam bằng bom B-52 và máy bay chiến đấu F111.
Ngày 23/1/1973 Hiệp định Paris được ký kết
Ngày 27/01/1973 Hiệp định Paris chính thức công nhận Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và yêu cầu quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam
Ngày 06/01/1975 Giải phóng đường 14 và tỉnh Phước Long, đánh dấu cho việc tấn công và lật đổ chính quyền bù nhìn Sài Gòn.
4-12/03/1975 Thất bại của chính quyền Sài Gòn trong chiến dịch Tây Nguyên
Tháng 03/1975 Các thất bại liên tiếp của chính quyền Sài Gòn ở Huế và đà Nẵng.
Ngày 16/04/1975 Tuyến phòng ngự ở Phan Rang bị thất thủ
Ngày 26/04/1975 Bước vào chiến dịch Hồ Chí Minh
Ngày 30/04/1975 Giải phóng Sài Gòn
Ngày 02/05/1975 Giải phóng các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và toàn bộ miền Nam.
Ngày 02/07/1976 Hà Nội là thủ đô của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, đổi tên Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh.
Sau giải phóng Cả nước khắc phục hậu quả của hơn 30 nãm chiến tranh và bắt đầu xây dựng đất nước. Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển kinh tế

Share