Chợ đá Lục Yên – Yên Bái

Chợ đá Lục Yên – Yên Bái

Ở Lục Yên (Yên Bái) có một phiên chợ độc nhất cả nước, bán mặt hàng đá quý. Chợ đá quý bắt đầu hình thành từ những thập kỷ 90. Hơn 20 năm tồn tại chợ trở thành một dấu ấn mỗi khi nhắc đến Yên Bái. Đây được coi là một trong hai “thủ phủ” đá quý lớn nhất Việt Nam.

Tour lục Yên

Tour du lịch Hồ Thác Bà, chợ đá Lục Yên 2 ngày

Chợ đá Lục Yên họp tại một địa điểm khá đẹp nằm ở góc hồ nước lung linh trung tâm thị trấn. Chợ đá Lục Yên cách quốc lộ 70 khoảng 10km về phía Đông và cách thành phố Yên Bái chừng 60km về phía Bắc. Chợ họp cả tuần nhưng chỉ vài ba tiếng vào buổi sáng và đông vui nhất là vào ngày Chủ nhật. Tùy mùa theo thời tiết mà phiên chợ diễn ra sớm hay muộn,  từ tám giờ sáng người bán hàng bắt đầu đến chợ. Cả chợ có khoảng ba bốn mươi sạp hàng, người bán hàng đều là những phụ nữ, hầu hết đã gắn bó với cái chợ này từ khi nó hình thành.

Ở chợ đá Lục Yên thì ngoài ruby, saphia còn nhiều loài đá quý khác như spinen, tuamalin, amazonite, granat… Hàng ở đây đều là đá quý các loại, được trưng bày trên những chiếc bàn nhỏ cỡ chừng 50 x 60cm, cao chừng 40cm, thêm một chiếc ghế nhựa vuông thấp cho người bán ngồi nữa là đã thành một sạp bán hàng di động. Có thứ đã qua chế tác, có thứ còn để thô nguyên gốc. Đá quý được thu gom của những người đi núi về, có thời gian thì chế tác thành mặt đá cho nhẫn, dây chuyền, hoa tai… Có những thứ để làm nguyên liệu cho làm tranh đá quý.

Khách đến đây tha hồ ngắm nghía, thẩm định, chọn lựa từng viên đá xanh, đỏ, tím, vàng, trắng, đen với nhiều kích cỡ vào hình thù khác nhau. Giá bán được đưa ra tùy chất theo chất đá. Vài trăm ngàn, hay cả triệu, chục triệu đồng, nhưng bán được, mua được hay không là do quá trình mặc cả.

Ngoài những người kinh doanh đá quý, những thợ chế tác tìm mua nguyên liệu, cũng không ít người nghe tiếng chợ đá quý mà đến đây để xem và mua cho mình sản phẩm đá quý làm kỷ niệm. Người bán, người mua râm ran trong chừng hai ba tiếng đồng hồ thì chợ tan.

Nếu muốn tận mắt nhìn thấy nơi khai thác đá thì bạn phải đi chừng 30 phút bằng xe máy. Khác với bãi vàng, những bãi đá nằm rải rác khắp núi khắp rừng. Người dân nơi đây tự do khai thác đá, vì vậy mới có cái chợ để bán- mua, và cũng là địa chỉ để cung cấp nguyên liệu cho nghề làm tranh đá quý. Nếu muốn thì bạn cũng có thể hòa vào dòng người đi khai thác hoặc nhặt đá quý.

*****Năm 1997 tại mỏ đá qúy Tân Hương (xã Tân Hương – huyện Yên Bình –  tỉnh Yên Bái) đãtìm được viên đá Ruby lớn có với trọng lượng 2.160grs (tương đương 10.800 caras), được đặt tên viên ruby “Ngôi sao Việt Nam”,  nó được đánh giá lớn nhất Việt Nam.  Vào ngày 22-11-1999 nhà nước đã quyết định giữ viên ruby này làm bảo vật quốc gia tại văn bản số 5346/VPCP của Văn phòng Chính phủ. ), một mãnh vở nhỏ của viên này nặng 290 carat được bán đấu giá năm 1999 với giá 290.000USD tại Hội chợ đá quý rangoon, thủ đô Myanmar vào năm 1997, tức 1 carat ruby thô có giá 1000USD

Nghề làm tranh đá tại Lục Yên:

Đá Lục Yên được đánh giá là đẹp với nhiều màu sắc phong phú. Tận dụng nguồn mảnh vụn khá dồi dào khi chế tác, người Lục Yên đã sáng tạo nên một dòng tranh đá qúy khá độc đáo. Đây là loại tranh được làm từ 100% nguyên liệu là nguồn đá qúy dồi dào tại địa phương. Chỉ với hai chất liệu đá vụn (gọi là đá mắt tôm) và keo 502, lại không phải pha màu như các họa sĩ vẽ tranh nhưng việc làm tranh đá qúy cũng đòi hỏi lắm công phu, từ khâu sơ chế đá, chuốt đá, chọn đá màu đến vẽ tranh, ghép đá…

Cái khó trong tranh đá qúy là làm sao để những hạt đá màu li ti thể hiện được những hình ảnh mượt mà, sống động, trở thành những tác phẩm nghệ thuật thực sự chứ không chỉ dừng lại ở những mảng màu sắc đậm nhạt đơn thuần.

Dù mới hình thành được vài năm nhưng làng tranh đá qúy đã có đến 50 cơ sở sản xuất tranh, chủ yếu tập trung ở trung tâm thị trấn. Tranh đá Lục Yên không chỉ dừng lại ở một số mẫu tranh dân gian đơn giản như Đông Hồ (Bắc Ninh) hay Hàng Trống (Hà Nội), những chiếc đĩa, quạt có chữ thư pháp… mà ngày càng xuất hiện những bức tranh khổ lớn, làm theo đặt hàng của khách phỏng theo các tác phẩm nổi tiếng thế giới.

Share